Thước cặp là gì? Thước cặp dùng để đo gì? Là thắc mắc của không ít người khi bước đầu làm quen với loại dụng cụ đo lường chuyên dụng này. Cùng GLO tìm hiểu rõ hơn về thước cặp trong nội dung dưới đây
Thước cặp là một dụng cụ đo với độ chính xác cao, được sử dụng phổ biến trong một số lĩnh vực như cơ khí,…Tuy nhiên, đây là loại dụng cụ đo lường chuyên dụng nên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Để tìm hiểu sâu hơn về thước cặp và thước cặp dùng để đo gì, mời bạn đọc cùng GLO khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Thước cặp là gì
Thước kẹp hay thước cặp là một công cụ linh hoạt cho phép đo độ dài với độ chính xác cao hơn nhiều so với các công cụ khác. Bên cạnh đó, thiết bị này còn cung cấp khả năng đo độ sâu đo bán kính trong và bán kính ngoài. Thiết bị đo cơ khí có các khoảng đo khác nhau từ 150 mm đến 2 mét. Xem xét tất cả những điều này là dễ dàng để hiểu tại sao công cụ này vẫn được sử dụng phổ biến mặc dù nó xuất hiện từ khá lâu.
Tìm hiểu và nắm được thước cặp dùng để đo gì, nắm bắt được cấu tạo cũng như cách xử dụng đúng cách sẽ giúp người dùng chủ động hơn trong sử dụng và thao tác, tránh gặp các lỗi ngoài mong muốn. Đặc biệt, thao tác đúng cách còn giúp tăng độ chính xác, tin cậy cho phép đo.
Cấu tạo
Cấu tạo của thước cặp khá đơn giản bao gồm thước kẹp Vernier, thước chính, núm giữ và hàm kẹp. Thân chính hoặc khung có một thước đo lớn chạy dọc theo chiều dài và được chia theo centimet. Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp là 1 milimét. Thang đo Vernier nhỏ hơn so với thang đo chính và cũng chứa lên đến 50 độ chia. Nó được dùng để đọc kết quả chi tiết đến số thập phân giúp người dùng có kết quả chính xác hơn.
Thước chia trên thước cặp gồm 2 dạng:
– Thước chính: Mang mỏ đo cố định và trên thân có chia độ theo milimet
– Thước phụ: Mang mỏ đo di động và trên thân có vạch
– Hàm kẹp: Thước cặp có hai hàm là hàm trên và hàm dưới được dùng để đo các kích thước bên trong và bên ngoài. Một trong những hàm này di chuyển trong khi hàm còn lại được giữ cố định. Hàm cố định được nối với thang đo chính trong khi hàm di chuyển được nối với thang đo vernier (du xích).
– Vít giữ: Khoá chuyển động của con trượt.
– Thanh đo: Để độ sâu vật thể.
Từ những bộ phận trên, kết hợp tạo thành một chiếc thước kẹp có chất lượng tốt, với nguyên tắc cấu tạo của thước kẹp chặt chẽ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thước cặp dùng để đo.
Thước cặp điện tử Mahr 0-200 mm14100219.001
Thước cặp điện tử Mahr 0-200 mm, nhập khẩu chính hãng giá cả cạnh tranh giao hàng toàn quốc
Thước cặp thường có độ chia 0,05mm hoặc 0,02mm. Thước được làm bằng thép không gỉ do đó độ bền của dụng cụ này tương đối cao và cũng gọn nhẹ, thao tác sử dụng đơn giản. Thước cặp khi muốn đo được vật thể thì cần phải di chuyển hàm đo.
Về đặc điểm của các loại thước cặp cụ thể:
Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.
Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí.
Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử.
Cách sử dụng thước cặp
– Để đảm bảo sử dụng thước cặp đúng cách và đạt độ chính xác cao, trước khi muốn thước cặp dùng để đo gì thì chúng ta cần kiểm tra cần kiểm tra các yếu tố sau:
– Kiểm tra bề mặt đối tượng cần đo xem có đạt độ sạch theo yêu cầu chưa, nếu chưa đạt độ sạch theo yêu cầu thì cần tiến hành làm sạch bằng các dụng cụ phù hợp
– Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
– Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
– Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm.
Thước kẹp dùng để đo gì?
Nhờ tính năng đa dụng của mình, thước kẹp thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề ví dụ như: các ngành nghề có liên quan đến gia công (gia công cơ khí, gia công gỗ, nhựa, gia công nhôm kính,…), ngành thép, ô tô, thiết bị y tế, trong phòng kiểm tra chất lượng…
– Trong các ngành gia công: thước kẹp đóng vai trò rất quan trọng, có thể đo kiểm được nhiều dạng chi tiết khác nhau và đa dạng kiểu đo như đường kính ngoài, đo chiều dài, đo đường kính trong, đo rãnh ngoài, hỗ trợ đo kiểm nhanh để căn chỉnh thông số trên máy.
– Trong ngành thép: Trong ngành sản xuất thép sẽ có rất nhiều kiểu hình dạng thép khác nhau như thép tròn, thép tấm, thép hộp,… và với đa dạng mẫu mã như vậy thì thước cặp dùng để đo kiểm là một lựa chọn tối ưu.
– Trong lĩnh vực sản xuất ô tô: Thông thường, người ta sẽ dùng đến sản phẩm có kích thước khoảng 0-200mm để đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xo…
– Trong y tế: đôi khi sẽ phải cần đến thước cặp, nó đảm bảo mang đến độ chính xác tuyệt đối cho các dụng cụ y tế. Ví dụ: chiếc kéo dùng để kẹp khoảng cách giữa hai mặt.
Việc sản xuất sai lệch có thể nguy hiểm đến tính mạng con người, vì vậy sản phẩm thước cặp ra đời nhằm cung cấp những phép đo chính xác, hạn chế rủi ro.